Trước khi kinh doanh một sản phẩm hay một lĩnh vực nào điều đầu tiên cần tìm hiểu khảo sát thị trường, xem mình kinh doanh sản phẩm đó có thành công không, sản phẩm mình có tốt không, đã có thị trường hay giờ mới đi khai phá.
Hôm nọ có đọc diễn đàn, có công ty sản xuất sơn (chưa có thương hiệu) mời chào các đối tác làm đại lý phân phối, với chiết khấu sản phẩm rất cao lên đến 30%-40%. Đạt doanh số cuối năm 1.4 tỷ được tới 10% nữa.
Nhẩm ra thấy tổng tất cả tới 50% doanh số toàn năm. Vậy nếu bán được 1.5 tỷ sẽ được 750 triệu/ năm. Có trừ hết các loại chi phí cũng bỏ túi vài trăm. Xây dựng đang ấm dần lên rồi, mình thuê cửa hàng ở con phố hay thị trấn nào đấy, chịu khó là bán được.
Cơ hội làm giàu đây rồi. Và thế là hàng chục, hàng chăm cái địa chỉ mail, số điện thoại comment ở dưới diễn đàn “ hãy gọi cho tôi, tôi ở địa chỉ này, mail như thế này..” Cơ hội làm giàu của mình mà lại ngồi đấy đợi người ta gọi, người ta bê tiền đến cho mình đấy. Có anh năng động hơn thì chủ động gọi nhưng rồi không thấy nhấc máy lên comment lại.
Giá kệ để thùng sơn
Với những ai chưa từng kinh doanh gì thì hãy học từ từ, từng bước chứ không phải ai xui làm gì là làm đấy, hay làm theo bắt trước thằng bạn, thằng hàng xóm. Thị trường sơn hiện tại chia là 2 loại: một là sơn ngoại, đó là các nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam sản xuất như alzokobel (dulux), orange (mykolor, spec, boss, expro) , Jotun. Nippon…và hai là các dòng sơn nội như Kova, viracera, hòa bình….Tổng cộng tới hơn 200 loại khác nhau.
Về mặt chất lượng thì các sơn đã có thương hiệu như dulux, mykolor, spec, jotun, Nippon, kova, còn lại là các loại sơn chưa có thương hiệu. Xét về thị phần thì các hãng sơn thương hiệu cũng chiếm khoảng 65% thị phần, còn lại dành cho các dòng sơn nội. mà sơn nội thì tới hơn 200 loại nên chia ra chả được bao nhiêu.
Thế nên sơn không thương hiệu rất khó bán, một năm bán 1 tỷ là điều rất khó rồi. Nhưng sơn thương hiệu như dulux, mykolor, kova thì dễ bán hơn. Trung bình các đại lý cấp 1 bán được 3 đến 10 tỷ, có đại lý lớn lên tới 40, 80 tỷ.
Nhiều người lại nói, các hãng thương hiệu nhiều người bán quá rồi, mình bán loại khác đỡ cạnh tranh hơn, thị trường đã hình thành, làm thương hiệu là việc của các hãng sơn, mình chỉ bán thứ người ta biết người ta cần, còn thứ người ta không biết, không cần thì cầm chắc thất bại rồi.
Vậy kinh nghiệm đầu tiên chọn loại sơn nào để kinh doanh? Chắc các bác có câu trả lời. Tiếp đến là làm đại lý cấp 1 hay đại lý cấp 2? Nhiều bác đang máu làm ăn lên muốn một phát lên đại lý cấp 1, làm việc với nhà máy cho hoành tráng, tối đa lợi nhuận.
Điều này không hợp lý chút nào, trong lĩnh vực sơn các đại lý cấp một không được hưởng chiết khấu như nhau mà họ xây dựng theo kiểu, đại lý càng lớn (bán được nhiều) thì chiết khấu càng cao, nên rất bất lợi cho đại lý mới bán, doanh số chưa cao nên chiết khấu sản phẩm còn không bằng đại lý cấp 2 nên không cạnh tranh được với đại lý cấp 2.
Hơn nữa lại bị nhà máy bắt bỏ tiền ôm hàng theo doanh số đăng ký năm, phải bỏ nhiều vốn ( ít 1 tỷ) mà lại chẳng cạnh tranh bằng đại lý cấp 2 của đại lý lớn. Vậy kinh nghiệm thứ 2 là làm đại lý cấp 1 hay cấp 2 cho đại lý lớn? Chắc các bác có câu trả lời. Kế hoạch kinh doanh thế nào? Các phương pháp bán hàng ra sao, làm sao để bán được hàng?.
Tất cả những câu hỏi đó phải được các bác tự tìm tòi và trả lời cho mình, nhiều bác nghĩ đơn thuần mua về bày ra bán như tạp hóa sẽ chẳng bán được là bao nhiêu đâu. Còn về cách tính toán khối lượng sơn để tư vấn cho chủ nhà,
Vậy kinh nghiệm cuối cùng là hãy chuẩn bị tất cả những gì cần thiết về kỹ năng, mục tiêu, phương pháp bán hàng để chuẩn bị cho kế hoạch của mình. Đừng thấy ai xui làm cái này hay lắm, mau giàu lắm là lao vào, hãy tìm hiểu nó hay thế nào, nó hiệu quả ra sao trước khi bắt tay vào làm.
Kinh doanh sơn không dễ nhưng khi đạt được doanh thu như ý (5-10 hoặc hơn nữa) thì sẽ giàu còn lại chỉ làng nhàng thôi, Kinh nghiệm ít ỏi của sontaikho.vn xin được chia sẻ và sẵn sàng chuẩn bị ăn đá sỏi.
Nguồn : Sưu Tầm