Mở cửa hàng bán đồ gia dụng đang là xu hướng của rất nhiều người hiện nay, bởi mặt hàng này là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân.
Muốn thành công trong việc kinh doanh đồ gia dụng này, cần có nhiều kế hoạch chi tiết để lôi kéo, giữ chân khách hàng. Để có thể có một đường lối chính xác phải có những bước chân vững chắc nhất ngay từ đầu. Vậy làm sao khi mới bắt đầu mở?
THIẾT KẾ MẶT BẰNG
Mặt bằng là một trong những yếu tố giúp lôi kéo và giữ chân khách hàng trong mọi hình thức kinh doanh. Hơn thế nữa khi đã thiết kế 1 không gian gọn gàng có thể giúp dễ dàng quản lý hàng hóa, tiết kiệm thời gian trong khâu xuất nhập hàng.
Vật dụng không thể thiếu trong một cửa hàng gia dụng đó là sử dụng kệ để hàng tiêu dùng.
Sử dụng kệ để thu gọn không gian mặt hàng
TÌM NGUỒN HÀNG
1. Làm đại lý phân phối cho các hãng đồ gia dụng lớn
Nhập hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng như SunHouse, Panasonic, Lock & Lock hay đồ nhựa gia dụng bình dân Song Long… là cách được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn. Lấy nguồn hàng từ các hãng lớn này chủ cửa hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng và thuận tiện trong việc phân phối hàng đến cửa hàng. Chủ cửa hàng có thể chủ động liên hệ với các công ty để nhận đăng ký nhận hàng phân phối, thỏa thuận về giá và cách thức phân phối hàng đến cửa hàng sao cho thuận tiện nhất.
2. Lấy hàng từ các chợ đầu mối, khu chuyên cung cấp đồ gia dụng
Ngoài việc lấy nguồn hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng. Các chủ cửa hàng có thêm kênh cung cấp là chợ đầu mối. Tại các chợ đầu mối, bạn có thể dễ dàng lấy được nguồn hàng đồ gia dụng cho cửa hàng của mình. Lấy hàng ở chợ đầu mối khá thuận tiện cho các chủ cửa hàng về việc chọn lựa mẫu hàng, chủng loại, chất lượng và giá thành ở đây khá cạnh tranh. Tuy nhiên, ở chợ đầu mối hàng hóa khá tạp nham, chất lượng thật giả lẫn lộn. Để đảm bảo được nguồn hàng lấy về cửa như yêu cầu, các chủ cửa hàng cần kiểm tra kỹ lượng và chọn nguồn cung cấp hàng đáng tin cậy.
Tại các khu vực miền Bắc, các chủ cửa hàng có thể đến khu vực chợ Đồng Tâm (Hà Nội), chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) được coi là trung tâm phân phối đồ nhựa đồ gia dụng .
3. Nhập khẩu từ nước ngoài
Hiện nay, hàng nhập khẩu vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tăng thêm tính đa dạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, các chủ cửa hàng có thể nhập đồ gia dụng từ nước ngoài. Một số hàng gia dụng nhập khẩu đang được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay như đồ gia dụng Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…Chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi nhập hoặc thông qua đại lý chuyên nhập khẩu hàng gia dụng để phân phối hàng từ đó. Tuy nhiên, chủ cửa hàng phải theo dõi tình hình tiêu thụ của mỗi loại hàng gia dụng để có kế hoạch nhập hàng phù hợp, tránh tình trạng thiếu hàng hay ứ đọng quá nhiều hàng làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn.
4. Lấy nguồn hàng từ các mối buôn
Đây là nguồn hàng mà các chủ cửa hàng có thể tham khảo để lấy hàng. Các mối buôn có thể cung cấp cho bạn đa dạng loại hàng hóa, với chất lượng từ thấp đến cao cấp. Ưu điểm của việc lấy hàng từ các mối buôn là bạn không phải đi nhiều nơi để chọn từng mặt hàng khác nhau, mà các mối buôn có thể cung cấp được hầu hết các mặt hàng bạn cần với giá buôn khá hợp lý. Bên cạnh đó, việc lấy hàng từ các mối buôn giúp bạn có thể chủ động nguồn hàng thông qua việc đặt hàng trước. Tuy nhiên, để tránh được các rủi ro về chất lượng hàng hóa và đảm bảo được thời gian cung cấp hàng, các chủ cửa hàng cần tham khảo và chọn lựa được các mối buôn đáng tin cậy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét