Ad (728x90)

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Filled Under:

Hàng Thái phủ sóng thị trường Việt

tin-tuc


"Hàng Thái Lan" đó chính là từ khóa mà thời gian gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ từ những người làm trong lĩnh vực bán lẻ mà ngay cả người tiêu dùng. Giờ đây bạn không phải tìm đến những cửa hàng chuyên doanh hàng Thái nữa mà có thể dễ dàng bắt gặp chúng ngay tại các chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa đến các kệ bày hàng của siêu thị ... Một tin không hề vui cho những nhà kinh doanh Việt và cả người sản xuất hàng Việt khi hàng Thái đang dần chiếm lĩnh thì trường Việt.

Len lỏi từ chợ đến siêu thị

Hàng hóa Thái Lan xuất hiện ở nhiều nơi, từ siêu thị, cửa hàng tiện ích đến các chợ lớn nhỏ với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua hàng Thái đủ chủng loại từ đồ gia dụng, thời trang, điện tử hay thực phẩm đã qua chế biến.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có công văn gửi Big C Việt Nam đề nghị giảm mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản.
Chị Thu Hương, một người tiêu dùng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy những mặt hàng có xuất xứ Thái Lan như: bánh kẹo, mì gói, đồ gia dụng... Trước đây, tôi thường tìm mua hàng Thái Lan tại các kỳ hội chợ nhưng bây giờ có thể dễ dàng mua hàng tại các cửa hàng chuyên bán đồ Thái Lan và cả các siêu thị. 

Theo các chuyên gia thương mại, hàng Thái Lan có sức cạnh tranh khá cao với hàng Việt Nam do chủng loại hàng hóa tương đồng nhưng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Hiện nay, hàng Thái Lan thường đắt hơn hàng Việt Nam từ 5 - 20%. Nếu giá hàng Thái Lan còn giảm xuống nhờ giảm thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN thì hàng Việt Nam sẽ càng khó cạnh tranh.

Các chuyên gia thương mại còn đặc biệt lo ngại khi các doanh nghiệp (DN) Thái Lan đã thôn tính nhiều kênh bán lẻ của Việt Nam. Mới đây, Tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan đã mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam gồm 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và một trang thương mại điện tử với giá 1,05 tỉ USD. Trước đó, tập đoàn bán lẻ của Thái là BCJ Group cũng đã mua lại Metro Việt Nam gồm 19 siêu thị và các bất động sản liên quan với giá 876 triệu USD. Như vậy, chỉ riêng hai “đại gia” Thái Lan này đã sở hữu hơn 50 siêu thị trên thị trường bán lẻ Việt Nam. 

Khi chiếm lĩnh kênh phân phối, hàng Thái sẽ ồ ạt chiếm thị trường và đẩy hàng Việt ra khỏi các kênh phân phối của họ thông qua nhiều cách khác nhau. Một trong những lý do đẩy hàng Việt ra khỏi hệ thống siêu thị ngoại là do chiết khấu cao. Bà Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho biết: “Để đưa hàng Việt vào siêu thị ngoại, doanh nghiệp (DN) bị ép chiết khấu với mức rất cao, từ 15 - 25% tùy mặt hàng, trong khi các siêu thị nội chỉ chiết khấu từ 10% trở xuống. Không những thế, siêu thị này còn kéo dài thời gian trả tiền hàng. Cụ thể, thay vì trả gối đầu 30 ngày thì nay tăng lên 45 ngày nên DN gặp rất nhiều khó khăn”.

Một chuyên gia thương mại cho biết, khi một hệ thống siêu thị điện máy bán cổ phần cho nhà đầu tư Thái Lan thì các loại máy lạnh, thiết bị điện tử tiêu dùng nhập khẩu từ Thái Lan đã xuất hiện nhiều hơn. Các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam không còn chỗ đứng áp đảo như trước. Đó là điều khó tránh khỏi bởi việc vận chuyển hàng Thái Lan sang Việt Nam hiện nay rất đơn giản.


Hàng Thái có mặt trên tất các các kệ hàng siêu thị, kệ hàng tạp hóa ...

Tìm ra lợi thế cạnh tranh

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, về nguyên tắc, nhà bán lẻ không được phép ngăn cản hàng hóa vào hệ thống của mình nếu như không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, không có quy định nào giới hạn mức chiết khấu mà các nhà bán lẻ đặt ra đối với các nhà cung cấp. Do đó, vấn đề mấu chốt là hàng Việt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Thái về giá và chất lượng. 

Cùng với đó, để tránh sự chèn ép của Big C nói riêng và các siêu thị ngoại nói chung, các DN phải liên kết thay vì mạnh ai nấy thương lượng với nhà bán lẻ, nâng cao tiếng nói của mình trong khâu đàm phán, thương lượng thông qua hiệp hội hoặc liên kết để cử ra những chuyên gia đàm phán giỏi nhằm bảo vệ lợi ích. Mặc dù siêu thị với quyền quyết định lựa chọn sản phẩm, họ có thể đưa ra những chính sách ưu đãi hơn cho hàng hóa nước mình nhưng có những mặt hàng vẫn có ưu thế nhất định như: hàng đặc sản, hàng tiêu thụ nhanh, hàng tươi sống... Do đó, dư địa cho hàng Việt vẫn rất lớn.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam cũng cần tìm đến những kênh phân phối truyền thống như tạp hóa, chợ... với chi phí quảng bá thấp, quay vòng vốn nhanh thay vì đưa hàng vào siêu thị và chịu chiết khấu cao. Theo bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, để giành thị phần với hàng ngoại, DN nội cần xây dựng thương hiệu mạnh, xây dựng hệ thống phân phối riêng để có thể trụ vững tại thị trường nội địa.

Nguồn Sưu Tầm

Thăng Long chuyên cung cấp các loại kệ để hàng cho các siêu thị, cửa hàng. Kệ do Thăng Long sản xuất có thiết kế thông minh, chất lượng tiêu chuẩn từ độ dày, sức tải, độ bền đến hiệu quả khi sử dụng. Bên cạnh đó là các thiết bị siêu thị cần thiết cho cửa hàng, siêu thị cam kết chính hàng, chất lượng tốt bảo hành lâu dài nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm mua được những bộ kệ siêu thị giá rẻ nhất, chất lượng nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

GIÁ KỆ THĂNG LONG

Author & Editor

Has laoreet percipitur ad. Vide interesset in mei, no his legimus verterem. Et nostrum imperdiet appellantur usu, mnesarchum referrentur id vim.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Một vài đối tác tiêu biểu của Thăng Long:

  • Copyright © Tổng kho giá kệ™ is a registered trademark.
    Designed by chieuthubay